ramen là gì?
Ramen là “một món mì có nguồn gốc từ Trung Quốc” nhưng người ta không rõ nó được du nhập vào Nhật Bản từ khi nào. Từ nguyên học của “Ramen” vẫn còn là một chủ đề tranh cãi.
Có giả thiết cho rằng ramen là cách phát âm trong tiếng Nhật của từ gốc tiếng Trung Quốc là lạp miến nghĩa là “mì kéo sợi thủ công (bằng tay).
Giả thiết thứ 2 cho rằng nó xuất phát từ lão miến còn một nguồn khác cho rằng ramen ban đầu là lỗ miến mì được nấu trong nước sốt nhiều tinh bột. Giả thiết thứ 4 xuất phát từ lao miến
Ramen của nước nào?
Ramen của Nhật hay trung quốc
Lịch sử hình thành và phát triển của Ramen là gì?
Người Nhật bắt đầu ăn loại mì này vào năm 1910, là khoảng thời gian ẩm thực Trung Quốc gây được sự chú ý đối với nhiều người. Hiện nay, Ramen là tên một món ăn đơn giản, bao gồm lúa mì kiểu Trung Quốc với nước tương, đứng đầu là thịt heo, tiếp theo là cá và dưa chua, rau bina (một loại cải bắp Trung Quốc).
Khi mì Ramen được truyền Nhật Bản, ban đầu nó được bày bán chủ yếu ở những quán vỉa hè. Năm 1950, một người từ Trung Quốc trở về Nhật Bản đã bắt đầu làm món “Sapporo Ramen” ở Hokkaido, từ đó các món mì sợi trở nên phổ biến và từ Ramen hàu như ai cũng biết. Đến năm 1980, Ramen trở thành món ăn thường xuyên đối với người già lẫn trẻ nhỏ.
Ramen đã trở thành món ăn nổi tiếng thế giới, được phổ biến rộng rãi và nhiều người yêu thích, ở mỗi nước Ramen lại được biến tấu để hợp khẩu vị của từng nước.
Cẩm nang về Ramen
rất phong phú và thật khó để giải thích một cách đơn giản. Tác giả của bài viết này đã từng ăn đến hơn 5,000 bát mì, sẽ trao đổi ý kiến của cá nhân và giới thiệu các thông tin cơ bản về ramen cùng với việc giải đáp các câu hỏi thường gặp về ramen.
Cách ăn ramen
Tại Nhật, khi ăn các loại mì như ramen, udon hay soba, người ta thường có thói quen phát ra thành tiếng húp xì xụp. Có dữ liệu cho rằng khi húp xì xụp như thế, sợi mì sẽ quyện cùng nước dùng hơn, dễ cảm nhận được hương vị của mì hơn.
Điểm cần lưu ý ở đây là khi ăn mì, các bạn sẽ húp thật mạnh giống như húp cùng với cả không khí nữa. Trong số khách du lịch đến Nhật, có lẽ nhiều người sẽ thấy không quen, nhưng các bạn hãy thử ăn mì thật thoải mái mà không cần phải ngượng ngùng.
Trong cách thưởng thức ramen thì không có quy định gì đặc biệt khác. Các bạn có thể tuỳ ý ăn mì, nước dùng, topping theo thứ tự yêu thích.
Cách gọi món ramen
Về cách gọi món ramen ở Nhât, thường được chia thành 2 loại chính. Cách thứ 1 là xem bảng thực đơn và gọi nhân viên phục vụ, hoặc một cách nữa là chọn ramen tại máy bán vé rồi mua vé.
ramen là gì? Cẩm nang về Ramen cách ăn ramen
Theo 1 số tài liệu vào năm 1665, lãnh chúa Tokugawa Mitsukuni chính là người đầu tiên được nếm thử món mì của Trung Quốc do một Khổng gia thết đãi. Sau đó năm 1884 một cửa hàng ở thành phố Hakodate đã quảng cáo thông tin phục vụ món “Soba Nam Kinh” trên Thời báo Hakodate
ramen là gì? Cẩm nang về Ramen cách ăn ramen
Các loại ramen địa phương ở Nhật
Các loại ramen rất phong phú, còn có cả “ramen địa phương” gắn liền với mỗi địa phương ở Nhật. Trong các loại ramen địa phương, có nhiều loại liên quan mật thiết với lịch sử, khí hậu của nơi đó, vì vậy việc tìm hiểu về các loại ramen đó cũng rất thú vị.
Trong bài viết này, tôi không thể giới thiệu toàn bộ các loại ramen nên sẽ đơn cử 1 số loại cơ bản tiêu biểu của các địa phương từ Hokkaido đến Kyushu, theo thứ tự từ Bắc đến Nam.
Nguyên liệu không thể thiếu cho món mì ramen
Sợi mì
Sợi mì cho món Ramen được làm từ bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu, sợi mì ramen có thể là mì sợi thẳng hoặc xoắn, sợi mỏng hoặc dày. Tùy theo mỗi loại nước dùng mà chọn loại mì sợi mỏng hoặc dày để ngấm gia vị trong nước dùng.
Sợi mì chia làm ba kiểu: Mì tươi, mì khô, mì ăn liền (instant noodle).
Nước súp
Nước súp của mì ramen là sự hòa quyện của nước dùng dashi và tare, được hầm từ xương gà, xương heo, cá bào, tảo bẹ, các loại nấm trong suốt 10 tiếng và các gia vị (tare) như Shio, Shoyu và Miso
Nước súp mì Ramen có nhiều loại như: Shoyu – Nước tương Nhật, Shio – Muối, Miso – Tương đậu nành, Tonkotsu – Xương và thịt heo, và Gyokai – Hải sản.
Thịt heo
Thịt được dùng trong mì ramen là thịt heo, với 3 loại chính: Chashu, Kakuni, Bacon. Trong đó chashu (thịt heo xá xíu được hầm trong nước tương và rươụ mirin) được ưu thích hơn cả.
Trứng luộc
Không thể thiếu trong mì ramen đó là nửa quả trứng luộc lòng đào sau đó tẩm ướp với nước tương, rượu ngọt và được gọi là “Ajitsuke Tamago”.
Nguyên liệu chay
như đậu phụ, mì căn (Seitan), tương nén (Tempeh), đây đều là những nguyên liệu mà chúng ta thường thấy trong các món ăn Nhật.
Rau ăn kèm
thích hợp nhất là măng tươi, giá đỗ, cải thìa, nấm hương, hành lá, rong biển khô, gừng muối, hành boa rô.
Các gia vị khác: Bột ớt Nhật Bản, hạt vừng, sa tế, bột cà ri, muối, tiêu, xì dầu (nước tương).
Không ngờ lại có nhiều loại mì ramen như vậy, mỗi loại có một nét đặc trưng khác nhau. Mong rằng bài viết trên này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về mì ramen Nhật Bản cũng như những nguyên liệu không thể thiếu để làm nên món mì ramen.
Miso vs tonkotsu ramen: cái nào ngon hơn?
Nó thực sự phụ thuộc vào sở thích hương vị của bạn. Những người thích nước dùng nhiều thịt và đậm đặc có thể thích ramen tonkotsu. Nếu bạn muốn có một món thịt bùng nổ không bị ngấy, thì món ramen tonkotsu kiểu Hakata rất được khuyến khích.
Trong khi đó, những người thích một chút hương vị đa dạng và thử nghiệm sẽ đánh giá cao miso ramen. Ramen miso kiểu Sapporo nguyên bản vẫn là một trong những loại ramen ngon nhất trên thế giới.
Kết luận
Ramen đã trở thành món ăn nổi tiếng thế giới, được phổ biến rộng rãi và nhiều người yêu thích, ở mỗi nước Ramen lại được biến tấu để hợp khẩu vị của từng nước
===================================================================================
Giải pháp về quan sát công trình
Giải pháp về quan sát báo trộm
Giải pháp về quan sát công trình
Giải pháp về quan sát công trình
Lắp Camera Các khu công nghiệp giám sát quá trình sản xuất bảo vệ tài sản
Giải pháp về quan sát công trình
Giải pháp về quan sát công trình
Giải pháp về quan sát công trình
Giải pháp về quan sát công trình
Giải pháp về quan sát công trình
Giám sát camera an ninh, ngăn ngừa trộm cắp và kiểm soát nhân viên
Giải pháp về quan sát công trình
Giải pháp về quan sát công trình
Giải pháp về quan sát công trình